Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Cồn cào với những chiếc bánh bình dân không bao giờ hết thời!


Bánh bò nước dừa nhiều  màu sắc.

Bánh bò nướng phải hơi cháy một chút mới ngon.

Bánh bò bông mềm mại và thơm nức mùi men.
Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ từ phía nam Trung Quốc và phổ biến tạiViệt Nam. Bánh bò là một loại bánh xốp làm từ: bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do nhiều lỗ khí trong bánh. Bánh bò “thiên biến vạn hóa” thành nhiều phiên bản khác nhau mà phiên bản nào cũng ngon ngây ngất: bánh bò nước dừa, bánh bò nướng, bánh bò bông, bánh bò thốt nốt… Nếu bánh bò nước dừa dẻo dẻo, mang nhiều màu sắc vui mắt và trở nên ngon gấp bội phần khi ăn cùng nước dừa béo thơm, bánh bò nướng thơm nức mùi dừa và một chút cháy xém làm bánh hấp dẫn hơn thì bánh bò bông lại mềm mại và thơm nức mùi men.
2. Bánh ống lá dứa
Bánh ống lá dứa là một món ăn chơi đậm chất dân dã mà bạn có thể ăn thoải mái dù mùa nóng hay mùa lạnh. Bánh ống được bán trong những xe đẩy nhỏ ở các ngã tư lớn. Thử tưởng tượng một buổi chiều tan tầm đông đúc chợt mùi bánh ống lá dứa thơm phức tỏa ngào ngạt thì bạn sẽ không thể cưỡng lại mà tìm mua một vài chiếc về nhâm nhi đâu.
3. Bánh tiêu
Những chiếc bánh tiêu là phần quà tuổi thơ mà ai cũng từng có và gắn bó đến khi trưởng thành. Chiếc bánh tiêu ban đầu chỉ là một cục bột tròn nhỏ, khi thả vào chảo dầu sôi thì ngay lập tức nở to ra hơn lòng bàn tay một chút, vàng ươm, mềm mềm và có vị không quá ngọt. Với bánh tiêu, người Việt còn sáng tạo ra một món quà sáng gọn nhẹ đó là xôi các loại nhét vào trong chiếc bánh tiêu. Trong thời tiết lành lạnh, ẩm ướt của những cơn mưa hè vào ban chiều như lúc này thì một chiếc bánh tiêu và một ly sữa đậu nành nóng hổi có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và ấm bụng hơn bao giờ hết.
4. Bánh thuẫn
Bánh thuẫn là bánh bông lan nhỏ, không có nhân, không có gì đặc sắc nhưng lại khiến biết bao thế hệ người Việt Nam mê mệt. Sức hấp dẫn của món ăn này nằm ở sự tiện lợi, giá rẻ, dễ tìm thấy ở bất cứ nơi đâu và hương vị thơm ngon, không quá ngọt, bột bánh mềm của mỗi chiếc bánh nhỏ xinh này.
5. Bánh hòn
Những chiếc bánh đủ màu sắc vui mắt, nhỏ xinh được lăn qua dừa bào thật nhỏ là món bánh thu hút không chỉ trẻ em thích xanh xanh đỏ đỏ mà còn cả người lớn. Những chiếc bánh hòn nằm trong rổ tre rong ruổi khắp các nẻo đường từ thành phố đến nông thôn mãi là một món quà vặt không thể nào thay thế được trong lòng người Việt. Bánh hòn dẻo dẻo, dai dai, không mùi không vị nên khi ăn phải lăn qua một lớp đường cát trắng và bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn mùi thơm của dừa bào, vị ngọt của đường trong cái chất bột dẻo rất vui miệng.
 Bánh tàn ong
Bánh tàn ong xứng đáng nhận danh hiệu “ông hoàng của những con hẻm” khi khắp mọi ngõ ngách của Sài Gòn đều thấp thoáng bóng dáng những chiếc xe bán bánh tàn ong thơm phức. Một ít bột màu vàng nhạt đổ vào chiếc khuôn tròn có những ô vuông nhỏ như kết cấu của một chiếc tổ ong, nướng trên than hồng, khi chín tỏa ra mùi hương dịu nhẹ nhưng hấp dẫn vô cùng. Bánh tàn ong nếu ăn khi vừa ra lò sẽ còn nóng, dẻo và tất nhiên thơm nức mũi cái mùi bột nướng, 
7. Bánh khoai mì
Bánh khoai mì là một món ăn vặt được yêu thích ở Nam Bộ. Được chế biến từ thành phần chính là khoai mì (sắn), chiếc bánh được nướng chín vàng ươm tỏa hương thơm nức, cắn một miếng là mùi thơm và bùi của khoai, vị béo từ dừa tràn ngập khoang miệng, ăn kèm nước cốt dừa béo ngậy càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn.
8. Bánh da lợn
Bánh da lợn là một loại bánh dùng để tráng miệng của Việt Nam, đặc biệt là ởNam Bộ. Bánh được làm từ bột năng, đường trắng, dừa nạo, va-ni hay lá dứa và một số gia vị khác. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, khoai môn nghiền mịn hoặc bào sợi hấp chín và bột gạo, đường. Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn xay sầu riêng trộn chung với nhân bánh để tạo mùi vị hấp dẫn hơn. Bánh được hấp trong những khuôn nhỏ hình tim, hoa lá hoặc trong khuôn lớn rồi cắt nhỏ thành miếng khi ăn. Bánh dẻo dẻo, có độ đàn hồi như rau câu nhưng vẫn hơi dai dai, ăn vào sừng sực như ăn da lợn thật, nên có lẽ đó là lí do khiến món bánh này có cái tên đặc biệt như vậy.
9. Bánh bông lan trứng muối
Bánh bông lan trứng muối là phiên bản nhân mặn của những chiếc bánh thuẫn. Với một chiếc trứng muối khá to nằm trên đỉnh, điểm xuyết thêm một ít chà bông, bông lan trứng muối hiện vẫn đang làm mưa làm gió trong giới ăn vặt Sài Thành. Nhưng thật sự là rất khó để từ chối món ăn siêu hấp dẫn này: khi cắn một miếng, vị ngọt vừa phải của bột bánh ngay lập tức quyện lấy với vị mặn của chà bông và vị béo của trứng muối, cân bằng các hương vị ngay trên đầu lưỡi.
10. Bánh bò sữa nướng
Cũng như các loại bánh bò khác, nguyên liệu chính của bánh là trứng gà, bột năng, đường và dừa. Gọi là bánh bò sữa nướng vì thành phần nước cốt dừa truyền thống được thay bằng sữa tươi. Bánh được làm chín bằng cách cho vào khuôn và thường được nướng trên bếp than. Mỗi vỉ bánh bò sữa nướng thường có 12 cái nhỏ với giá cực kỳ phải chăng là 5.000 đồng. Thường được bán ở các công viên nên bánh bò sữa nướng được giới trẻ ưa chuộng vì có thể dễ dàng mua để vừa trò chuyện vừa nhâm nhi mà không tốn quá nhiều tiền.

"Lạc lối" ở Vũng Tàu với những món ngon không-thể cưỡng ! yên tâm có thổ địa đảm bảo chất lượng !

 Theo cách gọi vui của hội phượt nho nhỏ chúng tôi thì Vũng Tàu như một chốn lui tới quen thuộc. Cũng dễ hiểu, Vũng Tàu không quá xa TP.HCM mà có thể mang lại cảm giác hoàn toàn khác: một thành phố yên bình, biển xanh rì rào, gió lồng lộng và trên hết là đồ ăn ngon bá cháy!

Trước đây, quãng đường từ Sài Gòn đến Vũng Tàu dài tận 125km thì tôi còn cách mấy tháng mới đi một lần. Nhưng nay đường cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây giúp người Sài Gòn xích gần lại với Vũng Tàu hơn khi quãng đường giờ đây chỉ còn 95km, mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ để đến được thành phố biển xinh đẹp này.
Chỉ cần một chiếc xe máy, một hoặc vài người bạn đường “chịu chơi” là tôi đã có một kì nghỉ cuối tuần siêu vui tại Vũng Tàu. Nhưng thú thật, với một người khoái ăn uống như tôi thì trải nghiệm ẩm thực Vũng Tàu cũng là một trong những thứ níu chân tôi quyến luyến thành phố này mãi đấy.

Bãi Sau đẹp đến choáng ngợp.

Bãi Trước ở một góc nhìn khác lạ.
Cứ mỗi lần đến Vũng Tàu, sau khi dạo biển một vòng là tôi tấp ngay vào quán bánh khọt nổi tiếng nhất nơi này ở đường Nguyễn Trường Tộ. Không hiểu sao chiếc bánh nho nhỏ, giòn rụm với những con tôm be bé và một ít hành bên trên lại có thể… ngon tuyệt vời đến thế. Chấm vào một ít nước mắm được pha vừa miệng, đủ bốn vị chua, ngọt, mặn, cay thì vị ngon của món ăn này mới đạt đến tuyệt đỉnh. Đặc biệt một điều là món này phải ngồi lề đường, trong quán nhỏ thì mới ngon, chắc là nhờ thấm đẫm cái vị bình dân của người Vũng Tàuđây mà. Bánh ngon mà giá cả lại phải chăng nên bánh khọt luôn là địa điểm tôi ghé qua đầu tiên khi đến Vũng Tàu.

Một khuôn bánh khọt gồm hàng chục cái như thế này đây.

Và đây là thành phẩm, đảm bảo ngon không tưởng nổi!
Đến xứ biển mà không ăn hải sản thì quả là phí, nhất là món bạch tuộc sa tế nướng trên than hồng. Là nơi khai sinh ra món nướng làm mưa làm gió đất Sài Thành, Vũng Tàu nhiều lần làm tôi chết mê chết mệt bởi độ tươi ngon và sự khéo léo trong chế biến các món hải sản. Đi dọc con đường Trần Phú một chút là bạn sẽ dễ dàng tìm thấy vài quán hải sản nhộn nhịp khách. Dù hải sản ở đây loại nào cũng tươi ngon nhưng nhất quyết đừng quên bạch tuộc nướng nhé. Bạch tuộc hơi dai nhưng thịt rất ngọt và thơm, hòa quyện với vị mặn và cay từ sa tế, nhấm nháp vớt ít bia thì còn gì bằng.

Bạch tuộc nướng dần ửng đỏ trên than hồng.


Muốn ăn hải sản tươi ngon nhất thì ghé đường Trần Phú nhé.
Còn nếu muốn ăn ốc thì thẳng tiến đường Nguyễn Thái Học nào. Ở đây có ti tỉ món ốc được chế biến theo nhiều công thức cực kì lạ và đa dạng mà bạn không ngờ tới đâu. Tin tôi đi, ốc Vũng Tàu sẽ đưa bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác cho mà xem.
Ốc Vũng Tàu ngon nhất là ở đường Nguyễn Thái Học đấy, bạn biết chưa?
Món thứ ba mà tôi khuyên bạn không thể bỏ qua đó là lẩu cá đuối. Món lẩu ở đây có vị giống canh chua, còn cá đuối mềm mềm, hơi sừn sựt. Nhìn những miếng cá đuối to và tươi ngon ngập trong nước lẩu đang sôi sùng sục, tỏa ra một mùi hương hết sức khó cưỡng là đủ để quên đường về rồi. Lẩu ăn kèm với nhiều loại rau tươi xanh, nước lẩu chua chua ngọt ngọt lại còn thoang thoảng mùi thơm của hành phi va tỏi phi nữa, thật là một trải nghiệm ẩm thực khó quên. Nếu bạn muốn “quên đường về” thì ghé đường Hoàng Hoa Thám hayTrương Công Định nhé, vì nơi đây có nhiều quán lẩu cá ngon nổi tiếng Vũng Tàu đấy.

Ghé đường Hoàng Hoa Thám hoặc Trương Công Định để thưởng thức món lẩu cá đuối ngon nhất quả đất.
Sau một ngày vui chơi đã đời và ăn uống no nê, trên đường về lại khách sạn, tôi thường hay ghé mua vài món ăn nhẹ phòng khi ham vui thức khuya đột nhiên đói bụng. Bánh tiêu đậu xanh và bánh bông lan trứng muối luôn là hai lựa chọn hàng đầu của tôi.
Trước đây, khi chưa đến Vũng Tàu, tôi cũng rất ngạc nhiên khi nghe đến bánh tiêu đậu xanh, nhưng nay đã bị chiếc bánh “nhỏ mà có võ” này chinh phục hoàn toàn. Bánh tiêu đậu xanh phải ăn ngay khi vừa chiên xong thì mới cảm nhận trọn vẹn sự ngon “thần thánh” từ độ giòn hoàn hảo của bột bánh đến độ thơm lưng, ngọt ngào của nhân bánh là đậu xanh. Nay còn có thêm nhân trứng gà cũng "ngon bá cháy" không kém. Nếu có dịp đi ngang con đường Đồ Chiểu và thấy người dân xếp hàng đông đợi mua một món gì đó thì chắn chắc đó là xe bánh tiêu đậu xanh đấy.

Bánh tiêu đậu xanh ở đường Đồ Chiểu.
Bánh bông lan trứng muối thì nhất quyết không thể quên rồi, vì lúc ở Sài Gòn, tôi vẫn phát cuồng vì món này mỗi tối. Được thưởng thức bánh bông lan trứng muối chính gốc Vũng Tàu thì còn gì bằng. Những chiếc bánh bông lan nhỏ với trứng muối vàng ươm và chà bông ở trên không chỉ cứu đói hiệu quả mà còn mua làm quà được nữa. Tìm đường Nguyễn Thái Học để mua được những chiếc bánh bông lan trứng muối ngon nhất Vũng Tàu nhé.

Bánh bông lan trứng muối ngon nhất chỉ có ở đường Nguyễn Thái Học.
Vũng Tàu không chỉ quyến rũ du khách bởi bãi biển đẹp như Long Hải, Bãi Trước, Bãi Sau, tượng Chúa dang tay, tòa Bạch Dinh cổ kính… mà còn níu chân biết bao du khách trong và ngoài nước với nền ẩm thực độc đáo của mình.

Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím! chuẩn bị làm nè cả nhà nha.

Nguyên liệu: (cho 5-6 cái, khuôn 180gr)
- 50gr bột nếp
- 20gr bột gạo
- 10gr bột mì
- 30gr đường
- 30ml sữa đặc
- 140ml sữa tươi không đường
- 1 muỗng cà phê dầu
- 1 muỗng cà phê vanilla
Cho phần nhân: 400gr khoai lang tím; 40ml nước cốt dừa; 100gr đường; 20gr bột nếp rang; 1 chút xíu muối.
Phần tạo màu đẹp cho vỏ bánh: 1 vài giọt nước lá dứa; 1 giọt màu thực phẩm màu cam; 1 giọt màu vàng
Thực hiện:
Phần 1: Làm nhân
Bước 1: Khoai lang rửa sạch, lột vỏ cắt miếng, rắc chút muối lên khoai và cho vào xửng hấp chín.
Bước 2: Khoai chín còn đang nóng, cho vào máy cùng nước cốt dừa xay nhuyễn. Cho khoai xay nhuyễn cho vào chảo không dính, cùng với đường, bột nếp rang, bắc lên bếp sên với lửa vừa.
Bạn cứ sên cho đến khi khoai dẻo, quyện thành một khối không dính chảo mới tắt bếp. Thời gian khoảng hơn 30 phút. Chờ khoai hơi nguội thì viên nhân. Cứ 100gr/ viên.
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 1
Phần 2: Thực hiện phần vỏ
Bước 1: Bột nếp, bột mì, bột gạo, bột mì, vani cho vào một tô lớn. Sau đó, thêm sữa tươi vào. khuấy đều. Tiếp đến là cho sữa đặc và dầu vào. Khuấy cho tất cả hòa tan với nhau.
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 2
Rây hỗn hợp bột này qua  rây lưới và đem đi hấp 40-50 phút là bột chín.
Bước 2: Bột chín lấy ra khi bộ còn đang nóng mang bao tay bắt đầu nhồi bột. Nhồi khoảng 15-20 phút là bột dẻo và mịn. Chia bột nếp thành mỗi phần là 80gr.
Lưu ý, để lại một ít bột nếp để pha màu. Chia chỗ bột nếp để lại đó thành 3 phần, một phần cho nước lá dứa, 1 phần cho phẩm màu thực phẩm màu vàng, 1 phần cho màu cam rồi nhào đều từng phần một. Sau khi nhào xong, chia đều để làm các bánh.
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 3
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 4
Bước 3: Đè dẹt viên bột nếp, sau đó cho viên nhân khoai tím vào, vo tròn lại.
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 5
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 6
Dùng một ít bột nếp rang rắc bên ngoài viên bột tránh tình trạng bị dính tay hay khuôn khi đóng bánh.
Vì mình sử dụng khuôn bánh Trung thu hình quả đào nên mình sẽ ấn thêm các viên bột màu xung quanh cho đẹp.
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 7
Rắc 1 chút bột bánh dẻo xung quanh viên bánh và khuôn. Sau đó cho viên bột vào khuôn lấy tay ấn mạnh rồi lấy bánh ra. Bạn sẽ có những chiếc bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím đẹp như ý.
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 8
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 9
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 10
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 11
 Bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím - 12
Chúc bạn thành công với cách làm bánh Trung thu dẻo nhân khoai lang tím cho Trung thu thêm ý nghĩa!
(suu tâm